Lenovo công bố thiết bị chơi game cầm tay Legion Go mới
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết ông hy vọng lực lượng Hamas sẽ bắt đầu thả con tin vào ngày 19.1.Văn phòng của ông Netanyahu đã đưa ra tuyên bố vào ngày 17.1 trước khi nội các Israel phê duyệt thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin với Hamas.Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza nhằm mục đích trả tự do cho những người Israel bị bắt giữ và chấm dứt 15 tháng giao tranh tàn phá vùng đất Palestine này.Cuộc chiến nổ ra sau cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7.10.2023 vào các cộng đồng người Israel. Thống kê của Israel cho biết vụ đột kích đã khiến 1.200 người thiệt mạng và hơn 250 con tin bị bắt đưa sang Gaza.Cuộc trả đũa quân sự của Israel đã biến phần lớn Dải Gaza thành bình địa. Các quan chức Palestine cho biết chiến dịch này đã giết chết hơn 46.000 người và khiến hầu hết dân số 2,3 triệu người phải di tản.Trong giai đoạn đầu tiên của lệnh ngừng bắn, Hamas sẽ thả 33 con tin Israel. Israel sẽ thả tất cả phụ nữ và trẻ em Palestine dưới 19 tuổi bị giam giữ trong các nhà tù của Israel.Mỹ, Qatar và Ai Cập đã nỗ lực làm trung gian đàm phán giữa hai bên, và các đặc phái viên của cả Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thúc đẩy thỏa thuận này.Lệnh ngừng bắn phải đối mặt với sự phản đối từ những người theo đường lối cứng rắn trong chính phủ Israel, cho rằng đây là sự đầu hàng Hamas.Bộ trưởng An ninh Quốc gia Itamar Ben-Gvir đe dọa sẽ từ chức nếu lệnh ngừng bắn được chấp thuận.Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich đe dọa sẽ rút lại sự ủng hộ của phe mình đối với chính phủ nếu Israel không quay lại cuộc chiến để đánh bại Hamas sau khi hoàn tất giai đoạn ngừng bắn đầu tiên kéo dài 6 tuần.Và trong khi chờ lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực, giao tranh vẫn tiếp diễn.Tại Gaza, máy bay chiến đấu của Israel vẫn tiếp tục các cuộc không kích dữ dội và Cơ quan Tình trạng Khẩn cấp Dân sự ngày 17.1 cho biết ít nhất 101 người, bao gồm 58 phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng kể từ khi thỏa thuận được công bố hồi ngày 15.1.Ngắm miền Tây từ trực thăng trên chuyến bay đầu năm của Trung đoàn 917
Sự tăng trưởng không đồng đều về tiêu thụ ô tô mới giữa các quốc gia khiến thị trường ô tô Đông Nam Á chưa thể lấy lại đà tăng trưởng. Theo dữ liệu thống kê vừa được chuyên trang Focus2move công bố, trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô mới tại Đông Nam Á đạt 3,2 triệu xe, giảm 4,8% so với năm 2023. Với kết quả này, Đông Nam Á vẫn là thị trường tiểu khu vực lớn thứ 5 trên thế giới.Đáng chú ý, trái với sự suy giảm của dòng xe dùng động cơ đốt trong, ô tô điện tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận mức tăng trưởng lên đến 44,6%. Sự xuất hiện ồ ạt của các mẫu mã ô tô điện đến từ Trung Quốc, cùng sự quan tâm của khách hàng… tạo động lực giúp doanh số bán ô tô điện tăng trưởng. Theo Focus2move, nỗ lực mở rộng thị trường giúp VinFast dẫn đầu doanh số bán ô tô điện với 30% thị phần, trong khi các thương hiệu Trung Quốc như BYD , MG và Wuling cũng đạt được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số để củng cố vị thế.Trong số các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia tiêu thụ ô tô nhiều nhất. Đã có 790.647 xe ô tô mới bán ra tại xứ vạn đảo trong năm 2024, dù vậy con số này vẫn thấp hơn năm 2023 khoảng 14,1%. Vị trí thứ 2 có sự thay đổi khi Thái Lan không còn giữ được vị thế, thay vào đó, sự vươn lên của Malaysia với 782.023 xe không chỉ giúp quốc gia này chiếm 24,4% thị phần ô tô khu vực Đông Nam Á mà còn tăng 2% so với năm 2023.Thái Lan rơi xuống vị trí thứ 3 khi chỉ bán được 678.010 xe, giảm 16%. Khác với Thái Lan, Indonesia, những thị trường còn lại trong khu vực đều có sự tăng trưởng về doanh số bán ô tô mới. Cụ thể, Philippines tiêu thụ 468.879 xe (tăng 7,7%), kết quả này giúp Philippines xếp vị trí thứ 4. Trong khi đó, những bước tiến trong những tháng cuối năm giúp Việt Nam kết thúc năm 2024 với 379.527 xe (tăng 9,2%).Singapore cũng tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng với 43.023 xe bán ra (tăng 42,4%) và Campuchia xếp thứ 7 với 35.465 xe bán ra (tăng 7%). Dù vậy, bước tăng trưởng của các thị trường như Philippines, Việt Nam, Singapore hay Campuchia không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm khá lớn tại Thái Lan, Indonesia - hai thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo Focus2move, đây chính là lý do kéo tổng doanh số bán ô tô tại Đông Nam Á sụt giảm so với năm 2023. Hai vị trí cuối bảng lần lượt thuộc về Lào với 22.886 xe ô tô mới bán ra trong năm 2024 (tăng 2,6%) và Myanmar xếp thứ 9 với 4.203 xe (tăng 12,6%).
Lo thủy điện thiếu nước, EVN chỉ đạo 'nóng' có biện pháp phòng chống hạn hán...
Chính phủ mới đây ban hành Nghị định 07/2025, có hiệu lực thi hành từ 9.1, sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch và chứng thực.Theo quy định trước đây, người đăng ký kết hôn phải nộp bản chính giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, người yêu cầu đăng ký khai sinh (trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn) phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.Còn theo quy định mới, kể từ nay, người đăng ký kết hôn và người yêu cầu đăng ký khai sinh sẽ không cần nộp hoặc xuất trình các loại giấy tờ tương ứng nêu trên.Cụ thể, đối với yêu cầu đăng ký khai sinh mà cha, mẹ trẻ đã đăng ký kết hôn, trên cơ sở thông tin về giấy chứng nhận kết hôn cung cấp trong tờ khai đăng ký khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân của cha, mẹ trẻ trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh thông qua kết nối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.Đối với yêu cầu đăng ký kết hôn, cơ quan đăng ký hộ tịch tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân của người yêu cầu đăng ký kết hôn trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh thông qua kết nối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.Kết quả tra cứu được lưu trữ dưới dạng điện tử hoặc bản giấy, phản ánh đầy đủ, chính xác thông tin tại thời điểm tra cứu và đính kèm hồ sơ của người đăng ký.Trường hợp không tra cứu được tình trạng hôn nhân do chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì cơ quan đăng ký hộ tịch đề nghị UBND cấp xã nơi người yêu cầu thường trú/nơi đã đăng ký kết hôn xác minh, cung cấp thông tin.Để triển khai Nghị định 07/2025, Bộ Tư pháp mới đây đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chỉ đạo các đơn vị liên quan khi tiếp nhận yêu cầu đăng ký khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch không yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em nếu cha, mẹ trẻ đã đăng ký kết hôn (trừ trường hợp cha, mẹ trẻ là người nước ngoài).Khi tiếp nhận yêu cầu đăng ký kết hôn, cơ quan đăng ký hộ tịch không yêu cầu nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục ghi chú ly hôn (đối với công dân Việt Nam) mà thực hiện tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân của cha, mẹ trẻ, tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân của người yêu cầu đăng ký kết hôn trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh thông qua kết nối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.Bộ Tư pháp cũng đề nghị đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, triển khai kết nối giữa hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của địa phương với hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp để tiếp nhận, giải quyết các thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân đúng quy định.
Ngày 20.2, bà Hồ Thị Nguyên Thảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết với mục tiêu tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt từ 8% trở lên, nhiều chỉ tiêu phát triển được điều chỉnh cho phù hợp trên cơ sở tính toán.Cụ thể, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng phải đạt tăng trưởng 11,23%; dịch vụ tăng 8,02%; tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 375 triệu USD; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 5.900 tỉ đồng; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 25.800 tỉ đồng...Để tạo nguồn lực, động lực, năng lực mới góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP, UBND tỉnh Phú Yên đề nghị bổ sung 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trên các lĩnh vực, gồm: khơi thông nguồn lực và thúc đẩy đầu tư tư nhân, tạo động lực mới cho phát triển; điều hành, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; thúc đẩy tiêu dùng, thu hút khách du lịch; đẩy mạnh xuất khẩu; thu ngân sách nhà nước; tăng trưởng tín dụng; chuyển đổi số, công nghệ số.UBND tỉnh Phú Yên đang phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư để xúc tiến hoàn thiện thủ tục, sớm khởi công xây dựng cảng biển Bãi Gốc; kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Tâm - giai đoạn 1; đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao… Tỉnh Phú Yên cũng chủ động làm việc với Tổng công ty ACV để sớm khởi công Nhà ga T2 - Cảng hàng không Tuy Hòa. Đây được xem là một trong những dự án lớn có tính đột phá, tạo động lực phát triển cho tỉnh Phú Yên.Bà Cao Thị Hòa An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên, khẳng định tỉnh này hoàn toàn có thể đạt được chỉ tiêu nói trên nếu có giải pháp hiệu quả, quyết tâm cao, hành động quyết liệt hơn.HĐND tỉnh Phú Yên kêu gọi các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và nhân dân chung sức, đồng lòng, tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển, khơi thông các "điểm nghẽn", "nút thắt" để đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện, đồng bộ. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu sở, ngành, chính quyền các cấp trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, nhất là trong giải quyết kịp thời, tháo gỡ khó khăn của người dân và doanh nghiệp.
Nắng nóng sẽ tiếp nhiệt cho cơn ‘sốt’ giá cà phê chạm mốc 5.000 USD/tấn?
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone nhấn mạnh, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam và Lào đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, mang lại nhiều thành tựu hợp tác. Nhiều kết quả nổi bật rất đáng ghi nhận, góp phần cùng nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, với 14 nhóm nhiệm vụ đã hoàn thành, làm tốt trong năm 2024.Năm 2024, hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư được quan tâm, thúc đẩy và thu được những kết quả rất đáng ghi nhận. Lũy kế đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào 267 dự án, với tổng vốn đăng ký 5,7 tỉ USD; vốn thực hiện đạt khoảng 2,8 tỉ USD.Đáng chú ý, đầu tư của Việt Nam sang Lào đang có xu hướng tăng trở lại theo hướng bền vững hơn. Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư sang Lào là 191,1 triệu USD, tăng 62,1% so với năm 2023; đóng góp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp Việt Nam cho Chính phủ Lào trong 5 năm trở lại đây đạt bình quân khoảng 200 triệu USD/năm.Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt với khó khăn, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Lào năm 2024 ghi dấu ấn khi tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,2 tỉ USD, tăng gần 34% so với năm 2023, trong đó đáng ghi nhận là Lào đã xuất siêu sang Việt Nam khoảng 732,7 triệu USD, tăng khoảng 30%. Đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại Lào.Hợp tác năng lượng cơ bản đạt mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025; nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng được thúc đẩy triển khai. Khó khăn, vướng mắc kéo dài nhiều năm tại nhiều dự án được xử lý dứt điểm.Về trọng tâm hợp tác năm 2025, hai bên thống nhất tập trung quyết liệt, nghiêm túc triển khai hiệu quả các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao; đề ra nhiều biện pháp mạnh mẽ, thiết thực để tiếp tục đưa quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước đi vào chiều sâu.Đồng thời, tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác đầu tư - thương mại Việt Nam - Lào. Theo đó, tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo Chính phủ Lào và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; rà soát thúc đẩy các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.Chính phủ Lào tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các dự án lớn, trọng điểm của doanh nghiệp Việt Nam; nghiên cứu điều chỉnh các quy định về thời gian thực hiện trong đầu tư thủy điện, khai khoáng phù hợp với tình hình mới.Hai bên thúc đẩy tăng trưởng thương mại mạnh mẽ, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương năm 2025 tăng từ 10 - 15% so với năm 2024, hướng tới sớm đạt mục tiêu 5 tỉ USD. Coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những trụ cột của hợp tác kinh tế giữa hai nước. Thúc đẩy thanh toán bằng bản tệ trong quan hệ giữa hai nước.Đặc biệt, tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy triển khai kết nối hạ tầng giao thông, nghiên cứu các phương án huy động nguồn lực để triển khai dự án trọng điểm như đường cao tốc Hà Nội - Vientiane, đường sắt Vũng Áng - Vientiane, trong đó huy động cả nguồn lực trung ương và địa phương, nguồn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi của các đối tác phát triển và sự tham gia của doanh nghiệp hai nước.Thúc đẩy sớm hoàn thành các dự án cảng Vũng Áng 1, 2, 3…; góp phần triển khai mạnh mẽ chiến lược "biến Lào từ quốc gia không tiếp giáp biển thành quốc gia kết nối".Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các bộ, ngành, cơ quan hai nước phát huy tinh thần "làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó, đã nói là làm, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể, kết quả năm 2025 phải cao hơn năm 2024".Ngay sau kỳ họp, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết, trao đổi các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai nước.